CẠNH TRANH LÀNH MẠNH

Cạnh tranh vốn là một khái niệm của kinh tế thị trường. Các nhà nghiên cứu kinh tế thường cho rằng đây là lúc một nhà kinh doanh không chỉ cần sản xuất hàng hóa mà căn bản phải tính xem thứ hàng được sản xuất ấy có khả năng cạnh tranh hay không. Trong khi hàng của thiên hạ cứ bay ra ê hề khắp trốn, mà người ta vẫn tỡm mua hàng của mình, đơn giản là vỡ hàng của mình tốt hơn, lại rẻ hơn, tiên dụng - đấy mới là ước nguyện sâu xa của nhà sản xuất trong thời hiện đại !

Mấy năm gần đây, khái niệm này đó không còn hoàn toàn xa lạ với đời sống văn hóa nước ta. Khi giải lí do sách vở dạo này ế ẩm, khó bán, người ta bảo rằng đấy là do sự cạnh tranh của các loại nghệ thuật nghe nhìn như truyền hình, điện ảnh, âm nhạc. Ở chỗ riêng tư, lâu lâu lại thấy có nhà văn trẻ háo hức tuyên bố với các chiến hữu rằng nay mai mình sẽ cho in một cuốn sách làm cho các bậc đàn anh “ bạc mặt cả một lượt “. Như thế, là đó nghĩ đến chuyện tranh khách, chuyện gạt những đầu mối cung cấp thức ăn tinh thần quen thuộc của công chúng sang một bên, để kéo bạn học về phía mình. Kể cũng là một nỗi kì vọng thú vị !

Ấy thế nhưng trong đời sống văn nghệ ở ta, chưa mấy ai nói tới sự cạnh tranh một cách nghiêm chỉnh. Chẳng những thế ở chỗ công khai, người ta hay ngại bởi cho rằng nói tới canh tranh là làm mất vẻ thiêng liêng của sự sáng tạo. Gỉa sử như trước mặt chúng ta là một bạn trẻ lăm le muốn bước vào nghề. Một bậc đàn anh có con mắt tỉnh táo lẽ ra phải khuyên đương sự nên thận trọng, tính toán xem sức khỏe ra sao, khả năng làm việc và lăn lôn với nghề tới đâu.Và nhất là khuyên anh bạn trẻ kia nên tính cho kĩ, xem giữa cái lúc mà bao nhiêu tác phẩm của những Nguyễn Công Hoan, Khái Hưng, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nam Cao … đó tồn tại nửa thế kỉ nay và thường xuyên được in đi in lại, rồi những Nguyễn Khai, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyên Duy v.v… vẫn viết đều đều như hiện nay, thì liệu anh ta có đưa ra được mặt hàng mới, tạo nên được một giọng văn mới … để bạn phải bớt thỡ giờ dành cho những người quen kia mà tỡm tới anh ta hay không. Đấy không phải là một lối ra làm oai làm phách nào hết. Mà đây là một sự tính toán sũng phẳng, nó buộc mỗi người tự nâng mình lờn trong công việc. Tiếc thay là người đi trước không hay nói và người đi sau không quen nghe những lời như vậy. Và thực tế nghề nghiệp cứ đi một đằng còn việc bàn bạc trên mặt báo hoặc trong các hội nghị đi một nẻo. Mấy năm gần đây có hiên tượng một số cây bút trẻ đến với nghề khá ồn, song lại bỏ rơi nghề khá sớm ( xem ra chính lớp già mới là bám trụ lâu dài ? ). Có nhiều lí do để dẫn tới hiện tượng nói trên, song có lẽ một phần là do chúng ta thích vuốt ve chiều nịnh nhau, mà không dám bảo nhau hết cái khó của nghề, nên khi vào cuộc, một số cây bút trẻ dễ cảm thấy thất vọng.

Khi sự cạnh tranh không được mang ra công khai, không có nghĩa là nó không tồn tại. Ngược lại nó đi vào bóng tôi với nhiều thủ đoạn mà trong kinh tế người ta gọi là cạnh tranh không lành mạnh. Còn trong văn chương, đại khái là có hiện tượng chạy vay - chạy để in, chạy để có nhiều bài tâng bốc trên mặt báo và chạy các loại giải thưởng. Điều đáng nói là có một số người nói tới cạnh tranh là phẩy tay, nhăn mặt, không chấp nhận, song lại xem việc chạy vạy nói trên là lẽ tự nhiên và tỏ ra khá tháo vát trong công việc. Nhìn cung cỏch họ làm ăn như thế đó có thể đoán ra thứ văn chương mà họ sáng tác có chất lượng như thế nào rồi.
SỐ TRUY CẬP đang online