TRONG VÒNG VÂY CỦA HÀNG RONG

Cuối một cuốn sách miêu tả các thứ văn chư¬ơng dân gian tồn tại trong các đô thị phong kiến còn sót lại ở Việt Nam từ thế kỷ XIX, một ngư¬ời Pháp là Nordéman không quên ghi lại những tiếng rao mà ông ta nghe được trên phố ph¬ường Hà Nội: Tiếng rao của các hàng rong. Gần hơn để hình dung loại chợ di động này, chỉ cần nhớ lại Nguyễn Đình Lạp với tập phóng sự Ngoại ô hoặc Thạch Lam với tập tạp văn Hà Nội băm sáu phố ph¬ường. Hàng rong đã tồn tại trên đất nư¬ớc này từ bao giờ không biết nữa, và ng¬ười ta thật khó tư¬ởng tư¬ợng ra cái gọi là những vùng đô thị của ta, nếu thiếu đi bư¬ớc chân của những ng¬ười bán hàng bán rong kéo lê qua các phố.
Song có lẽ chư¬a bao giờ, Hà Nội tràn ngập hàng rong như¬ bây giờ. Hàng rau tư¬ơi, hàng hoa quả, hàng quà bánh kiểu các loại xôi, bánh giày giò chả, các loại chè cháo thì xư¬a nay vẫn có. Như¬ng bao loại mặt hàng mới vừa đư¬ợc bổ sung. Dân đánh giày đồ nghề trông gọn lỏn. Ngư¬ời bán vải vừa đeo vừa bế hàng chục thứ vải trên tay. Trư¬ớc những ngày lễ như¬ rằm tháng bảy chỗ nào cũng thấy những quảy hàng mã cồng kềnh. Ngư¬ợc lại cô hàng trứng tráng lá mơ trông gọn ghẽ thế như¬ng lúc ngả ra có cả một cái bếp di động. Trên những đường phố tấp nập bỗng thỉnh thoảng thấy cái gì lù lù như¬ chiếc xe tăng. Thì ra một chiếc xe bốn bánh trên treo, buộc, mắc hàng lô quần áo hoặc chồng chất các loại đồ nhôm đồ nhựa, ngư¬ời bán hàng mặt lút đi giữa đống đồ hàng đến mức không trông thấy đ¬ường và chỉ còn có cách đi thật chậm để vừa khỏi đâm đổ vừa... chờ ng¬ười mua.
Cái cách bán hàng thời nay cũng mới mẻ lắm, mới mẻ theo nghĩa tự nhiên bất cần đời và bất cần cả phép vệ sinh. Những bà hàng nửa quê nửa tỉnh xảo thịt cắp nách ai gọi cân ngay và nhất là ngả thớt xuống chặt sườn cho khách chan chát. Hoặc như¬ các bà hàng cá đánh vảy moi ruột cho khách ngay d¬ưới chân dòng người tấp nập qua lại.
Hàng rong không chỉ dừng lại trên vỉa hè, hàng rong đang tràn xuống cả đ¬ường vốn dành cho xe cộ. Các bác bán rắn bán cóc th¬ường chỉ có một cái rọ buộc sau xe đạp trông thật ung dung. Các ông bán đồ tạp hóa, xích chó, keo dính chuột, có một đặc tính chung là th¬ường kèm theo loa mở nhạc oang oang ai điếc tai mặc kệ. Cũng trong xu hư¬ớng bành tr¬ướng dành đư¬ờng của xe cơ giới, có một dạo tôi thấy cả những ngư¬ời chở giư¬ờng xếp đi dạo và gần đây một loại hàng rong mới - các loại ngư¬ời đi sau những chiếc cột to lù lù, cột có bánh xe đẩy và khi đứng lại, có thể vừa cân vừa đo chiều cao cho các loại khách.
Một trong những thay đổi trong cuộc sống hiện nay là nhiều sự vật như¬ đư¬ợc định nghĩa lại. Đư¬ờng và vỉa hè cũng không tránh khỏi số phận đó. Vỉa hè là gì? Sách ghi: Phần chạy dọc theo hai bên đư¬ờng phố thường đư¬ợc xây lát, dành riêng cho ng¬ười đi bộ. Như¬ng tôi tưởng ai đến Hà Nội hôm nay đều dễ có trong đầu một định nghĩa khác. Với dân mặt tiền của các đư¬ờng phố, đó là phần mềm của diện tích sinh sống cũng tức là nơi ngư¬ời ta tự dành cho mình quyền bành tr¬ướng nếu nhà quá chật. Là nơi bắc hỏa lò đun nấu. Nơi cơi nới cửa hàng. Nơi cởi trần trò chuyện những ngày hè oi bức, và nếu vừa ẵm bọn trẻ sơ sinh vừa trò chuyện, thì đó cũng là nơi cho chúng xi tè vừa khỏi mất thì giờ, vừa thoáng đãng. Thời gian gần đây thì đó lại là nơi để xe, nơi tiếp khách. Riêng với hoạt động tấp nập của các hàng rong, nay vỉa hè còn mang một ý nghĩa mới: đó là nơi mua bán hàng, bao gồm mời mọc, ¬ướm thử đồ dùng định mua, nói thách, mặc cả, sau hết rút ví trả tiền, hoặc sừng sộ cãi nhau nếu cuộc mua bán không trót lọt. Với hàng rong, cả Hà Nội biến thành một cái chợ, trư¬ớc tiên là ở các khu phố mà chúng ta hay gọi là phố cổ.
SỐ TRUY CẬP đang online